Header Ads Widget

Răng thưa có niềng răng được không?

Bạn bị răng thưa và muốn tìm kiếm một phương pháp chỉnh nha phù hợp? Bạn phân vân không biết răng thưa có niềng được không và niềng trong bao lâu? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để đưa ra quyết định phù hợp.


Răng thưa là tình trạng như thế nào?

Để biết răng thưa có niềng được không thì bạn cần hiểu rõ răng thưa là gì. Theo đó, răng thưa là tình trạng các răng mọc cách xa nhau, giữa những chiếc răng có kẽ hở lớn và không đều. Nguyên nhân khiến răng mọc thưa là rất nhiều, bao gồm:
  • Thiếu răng bẩm sinh.

  • Mất răng, răng vỡ bể do tai nạn.

  • Răng mọc ngầm.

  • Kích thước răng nhỏ so với cung hàm.

  • Thói quen xấu hàng ngày, chẳng hạn như xỉa răng không đúng cách. 

Răng thưa gây nên những ảnh hưởng không tốt như: 

Răng thưa vừa gây mất thẩm mỹ, vừa bất tiện trong ăn uống và vệ sinh răng miệng, cụ thể như sau:

  • Khoảng cách giữa các răng lớn - đặc biệt là ở răng cửa sẽ khiến nụ cười kém duyên và bạn dần đánh mất sự tự tin trong giao tiếp.

  • Thức ăn bám dính vào kẽ răng, tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi, gây ra các vấn đề về răng miệng như viêm nhiễm, sâu răng, hơi thở có mùi,…

  • Răng thưa do thiếu răng hay kích thước răng nhỏ khiến lực nhai giảm sút, việc nghiền nát thức ăn không hiệu quả, từ đó, gia tăng các bệnh lý về tiêu hóa. 

Vậy răng thưa có niềng được không? 

Có thể thấy, răng thưa ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ, sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe toàn diện nói chung. Vậy thì răng thưa có niềng được không? Câu trả lời là có. Bởi theo các bác sĩ nha khoa, niềng răng sẽ giúp các răng được dịch chuyển lại gần nhau hơn, khắc phục tình trạng răng thưa hiệu quả.


Cụ thể, trong suốt quá trình niềng răng, lực siết trên các khí cụ nha khoa (dây cung, mắc cài, dây thun) sẽ giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Nhờ vậy mà khoảng cách giữa các răng được thu hẹp, các răng được sát khít với nhau. Điều này vừa khắc phục khiếm khuyết nụ cười, vừa tăng khả năng nhai và việc vệ sinh răng miệng cũng trở nên đơn giản, hiệu quả. 

Đặc biệt, so với việc bọc răng sứ thì niềng răng thưa giúp bảo tồn răng tốt hơn do không mài mòn răng, không làm thay đổi cấu trúc răng. Do đó, nếu phân vân răng thưa có niềng được không thì bạn đừng quá lo lắng bởi đây là một phương pháp tối ưu. 

Răng thưa niềng trong bao lâu?

Biết được răng thưa có niềng được không, vậy thì thời gian niềng răng thưa là bao lâu? Nếu răng thưa nhẹ thì thời gian niềng khá nhanh, chỉ từ 6 tháng đến 1 năm. Ngược lại, răng thưa nghiêm trọng kèm theo các bệnh lý răng miệng thì thời gian niềng sẽ lâu hơn, từ 2 - 3 năm. Nói chung, tùy từng trường hợp mà thời gian niềng răng sẽ khác nhau. 

Kinh nghiệm niềng răng thưa

Để đảm bảo ca niềng được thành công như mong đợi thì khi niềng răng thưa, bạn cần lưu ý:
  • Việc đeo niềng đôi khi khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp và gặp khó khăn trong ăn uống. Đó là chưa kể thời gian đeo niềng khá lâu, có thể ảnh hưởng đến kế hoạch công việc nên bạn cần chuẩn bị tâm lý trước để sẵn sàng “đối mặt” với những thử thách này.

  • Lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp với tình trạng răng thưa, điều kiện tài chính, tính chất công việc,… Nhưng thường thì các bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn giúp bạn nên bạn cũng không cần quá lo lắng.

  • Chú ý vệ sinh răng miệng để loại bỏ mảng bám thức ăn hiệu quả. Bạn nên sử dụng bàn chải chuyên dụng, tăm nước và chỉ nha khoa khi vệ sinh răng miệng và thực hiện cẩn thận để không làm bung tuột mắc cài, dây cung.

  • Ăn uống khoa học, ưu tiên thực phẩm mềm, dễ nhai nuốt và giàu dinh dưỡng. Tránh xa thức ăn nóng/ lạnh, thực phẩm cứng giòn, dẻo dai, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ hay đồ ăn chua,… để vừa bảo vệ răng niềng, vừa tránh các sự cố trên mắc cài, dây cung.

  • Luôn tuân thủ lịch tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa. Bởi khi thăm khám, bác sĩ sẽ có những điều chỉnh thích hợp với từng giai đoạn niềng răng, đảm bảo hiệu quả chỉnh nha cao nhất.

  • Niềng răng tại phòng nhà uy tín, chất lượng, quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi và đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ. Điều này giúp quá trình niềng răng được thuận lợi, hiệu quả và phòng tránh được các rủi ro, biến chứng.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/dau-quai-ham-ben-trai-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-khac-phuc/