Trong các bệnh lý tai mũi họng thì viêm amidan là bệnh lý khá phổ biến, có thể gặp ở mọi độ tuổi, mọi đối tượng nhưng thường gặp nhất ở trẻ em. Amidan gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho vùng họng của người bệnh. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng khi không được điều trị kịp thời vẫn có thể dẫn đến những biến chứng không mong muốn.
Vị trí của amidan
Amidan là một cặp khối
mô mềm nằm ở phía sau họng (hầu họng). Mỗi amidan bao gồm các mô tương tự như
các hạch bạch huyết (lympho), được bao phủ bởi niêm mạc màu hồng, chạy qua niêm
mạc của mỗi amidan là các hố, được gọi là crypts.
Amidan gồm có: Amidan
khẩu cái, amidan lưỡi, amidan vòm và amidan vòi kết hợp tạo thành một vòng bao
quanh bên trong họng, được gọi là vòng waldeyer.
Amidan đóng vai trò
quan trọng giúp chống nhiễm trùng, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh vi khuẩn,
virus xâm nhập vào cơ thể.
Viêm amidan là gì?
Amidan hoạt động như một
cơ chế bảo vệ và giúp ngăn cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Khi virus và vi khuẩn tấn
công với số lượng lớn vào cơ thể khiến amidan không thể chống lại được, gây ra
nhiễm trùng, tình trạng này được gọi là viêm amidan.
Viêm amidan có thể xảy
ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở trẻ em. Viêm amidan thường được chẩn
đoán ở trẻ em từ tuổi mẫu giáo đến tuổi thiếu niên. Các triệu chứng bao gồm đau
họng, sưng amidan và sốt.
Tình trạng này dễ lây
lan và có thể do nhiều loại virus và vi khuẩn phổ biến, chẳng hạn như vi khuẩn
Streptococcal, gây ra viêm họng liên cầu khuẩn. Viêm amidan do viêm họng liên cầu
khuẩn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị.
Viêm amidan rất dễ chẩn
đoán và các triệu chứng thường biến mất trong vòng 7 đến 10 ngày.
Phân
loại viêm amidan
Viêm amidan được phân
chia làm 2 loại:
- Viêm amidan cấp tính:
Một loại vi khuẩn hoặc virus lây nhiễm vào amidan, gây sưng và đau họng, chủ yếu
ở amidan khẩu cái. Amidan có thể phát triển một lớp phủ màu xám hoặc trắng, nổi
hạch bạch huyết tại cổ và hàm.
- Viêm amidan mãn tính:
Nhiễm trùng amidan dai dẳng, đôi khi là kết quả của các đợt viêm amidan cấp
tính lặp đi lặp lại.
Nguyên nhân gây viêm amidan
Do cấu tạo của amidan
có nhiều khe và hốc nên đây là môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh
cho cơ thể như:
- Do nhiễm các loại
virus như Adenoviruses, Enteroviruses, virus cúm, Virus Parainfluenza, Virus
Epstein-Barr, virus herpes simplex.
- Người bệnh có tiền sử
đã từng mắc hoặc đang mắc các bệnh đường hô hấp do nhiễm khuẩn như sởi, ho gà …
- Người bệnh thực hiện
vệ sinh cá nhân kém.
- Do sử dụng các thực
phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ uống lạnh như kem, nước đá, bia lạnh.
- Môi trường sống ô nhiễm,
nhiều khói bụi.
- Thời tiết thay đổi đột
ngột cũng dẫn tới viêm amidan.
Triệu chứng của viêm amidan
Viêm amidan rất dễ nhận
biết với các triệu chứng đặc trưng được liệt kê dưới đây:
- Cổ họng khô, hơi thở
có mùi: Nguyên nhân bởi các vi khuẩn tập trung ở amidan và các dịch mủ tồn động
dẫn đến hơi thở có mùi, ngứa họng, vướng họng.
- Amidan phì đại khiến
việc nuốt đồ ăn thức uống gặp khó khăn, kể cả khi nói cũng không rõ ràng, phát
ra tiếng ngáy khi ngủ.
- Xuất hiện hiện tượng
xuất huyết, hốc miệng có chấm mủ màu trắng hoặc vàng ở amidan và vòm miệng.
- Ở cổ thấy hạch bạch
huyết, nhất là ở vị trí thành sau hàm dưới dẫn đến sưng to và đau
- Các triệu chứng khác
có thể là sốt, mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu và đau đầu…
Biến chứng của viêm amidan
Viêm amidan nếu không
chữa trị có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề hơn:
- Áp xe peritonsillar:
Nhiễm trùng tạo ra một túi mủ bên cạnh amidan, đẩy nó về phía đối diện. Áp xe
peritonsillar phải được dẫn lưu khẩn cấp.
- Bệnh bạch cầu đơn
nhân cấp tính: Thường do virus Epstein-Barr gây ra gây ra sưng to ở amidan, sốt,
đau họng, phát ban và mệt mỏi.
- Viêm họng liên cầu
khuẩn: Streptococcus, một loại vi khuẩn, lây nhiễm amidan và cổ họng. Sốt và
đau cổ thường đi kèm với đau họng.
- Amidan mở rộng (phì đại):
Amidan lớn làm giảm kích thước đường thở, làm cho ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ
nhiều hơn.
- Sỏi amidan: Tình trạng
xuất hiện các khối màu trắng hoặc vàng trên amidan do mắc thức ăn tại amidan
khiến vi khuẩn phát triển lắng đọng chất cặn tạo thành sỏi.
- Viêm khớp cấp: Các khớp
cổ tay, khớp đầu gối, các ngón tay ngón chân bị sưng, nóng, đỏ và đau, toàn
thân mệt mỏi, uể oải.
- Sau viêm amidan có thể
bị viêm cầu thận, viêm thận cấp: Người bệnh bị phù chân, phù mặt
Phòng ngừa viêm amidan
Viêm amidan chủ yếu là
do virus và vi khuẩn truyền nhiễm gây nên. Do đó, cách phòng ngừa tốt nhất là
thực hành vệ sinh tốt.
- Rửa tay kỹ và thường
xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn
- Tránh dùng chung thức
ăn, ly uống nước, chai nước hoặc dụng cụ cá nhân
- Thay bàn chải đánh
răng sau khi được chẩn đoán bị viêm amidan
- Che miệng khi ho hoặc
hắt hơi sau đó rửa tay thật sạch
Trường hợp nào nên cắt viêm amidan?
Nhiều người băn khoăn
có nên cắt viêm amidan hay không? Câu trả lời là nếu viêm amidan ở mức độ nhẹ
thì không cần thiết phải cắt, bác sĩ sẽ chỉ định cắt amidan trong các trường hợp
sau:
- Viêm amidan cấp tính
tái đi tái lại từ 5-6 lần/năm hoặc gây các biến chứng như viêm tai giữa, viêm
xoang hoặc thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận…
- Kích thước amidan quá
to gây cản trở ăn uống, ngủ ngáy, khó thở lúc ngủ hoặc nhiễm khuẩn tái phát nhiều
lần
- Viêm amidan mãn tính
trong thời gian dài, dù điều trị nội khoa không hiệu quả, bệnh nhân vẫn bị đau
họng, viêm hạc cổ và hơi thở hôi
- Biến chứng áp xe
quanh amidan phải nhập viện điều trị
- Khi nghi ngờ khối u
ác tính, amidan chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng
Phương pháp cắt amidan bằng công nghệ dao Plasma thế hệ mới
Khi nhắc đến việc cắt
amidan hay phẫu thuật các bệnh lý về Tai – Mũi – Họng, nhiều bệnh nhân cảm thấy
e ngại và ám ảnh bởi sợ đau đớn, mất nhiều máu, ảnh hưởng hệ miễn dịch, thời
gian phục hồi lâu, gây ra nhiều biến chứng….
Thế nhưng nỗi sợ hãi
này chỉ đúng với các phương pháp phẫu thuật truyền thống ứng dụng công nghệ cũ
như áp lạnh, bóc tách bằng dao kéo hay dao điện đơn cực hoặc lưỡng cực.
Hiện nay sự ra đời của
dao Plasma thế hệ mới đã hỗ trợ quá trình phẫu thuật bệnh Tai – Mũi – Họng trở
nên nhẹ nhàng, nhanh chóng và an toàn hơn nhiều lần.
Công nghệ Plasma mang bản
chất là tạo ra một đám mây dẫn điện khi năng lượng sóng radio tiếp xúc và phân
hủy mô tế bào. Đám mây này chứa hơi nước và các hạt tích điện (ion) cho phép
truyền năng lượng ở mức thấp.
Đặc biệt, các hạt ion
này được kiểm chứng là có khả năng làm lành, kiểm soát lượng máu, tăng cường sức
khỏe cho các mô, khử trùng và tiêu diệt các tế bào gây bệnh.
Chính vì vậy, việc lựa
chọn dao Plasma cho các ca phẫu thuật Tai Mũi Họng sẽ giúp bệnh nhân ít đau đớn,
hồi phục nhanh và hạn chế biến chứng.
Công nghệ dao Plasma có ưu điểm gì?
Hạn chế tối đa tổn thương và đau đớn
Dao Plasma là dao mổ thế
hệ mới nhất hiện nay. Dao phóng ra năng lượng tần số radio với nhiệt độ chỉ từ
70 – 140 độ C, thấp hơn nhiều so với những loại dao thông thường (250 – 350 độ
C), giúp hạn chế tối đa nguy cơ gây bỏng rát, tổn thương dây thần kinh, chảy
máu trong quá trình phẫu thuật.
Đảm bảo an toàn vượt trội
Lưỡi dao Plasma thế hệ
mới có thiết kế mỏng dẹt và có thể bẻ cong linh hoạt. Nhờ vậy, các bác sĩ có thể
thao tác dễ dàng hơn trong phẫu thuật đối với những bệnh nhân nhỏ tuổi có vòm họng
hẹp, thời gian cắt nhanh gọn hơn, vết cắt cũng phẳng và đẹp hơn.
Lưỡi dao Plasma được
khuyến cáo là single use (sử dụng 1 lần), để đảm bảo chất lượng y tế cũng như
đem lại hiệu quả phẫu thuật tối ưu cho từng bệnh nhân.
Thiết kế thông minh
Dao Plasma có cấu tạo gồm
2 phần: tay dao gắn với máy phát và lưỡi dao gắn vào đầu tay dao. Tay dao có gắn
chip điện tử thông minh chỉ sử dụng trong vòng 24h. Sau 24h, tay dao sẽ ngừng
hoạt động, buộc phải thay mới nếu muốn tiếp tục sử dụng hệ thống.
Thực hiện nhanh, đem lại kết quả lâu dài
Thời gian thực hiện phẫu
thuật Tai – mũi -họng bằng dao Plasma diễn ra nhanh gọn, chỉ khoảng 5 -15 phút.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân phục hồi nhanh, có thể trở lại sinh hoạt trong vòng
24h sau phẫu thuật.
Đặc biệt, tỷ lệ điều trị
thành công bằng dao Plasma thông minh lên đến 98% và khả năng tái phát là tương
đối thấp.
Nguồn:
BacSiGiaDinh.net